Tìm hiểu phương pháp chế biến và bảo quản cafe thóc
Cafe thóc là caphe chưa xay ra nhân đã được phơi hoặc sấy. Nó còn 1 lớp vỏ trấu, cứng như vỏ lúa nên được gọi là cafe thóc.>> Kinh doanh cafe nhượng quyền - Những điều cần biết
Chế biến và bảo quản cafe thóc
Caphe chín sau thu hái, đang còn tươi, không đem đi phơi nguyên trái. Mà được đưa vào máy xát để tách vỏ cơm bên ngoài. Nhân cà phê đã tách vỏ quả còn vỏ trấu, chính là cafe thóc.Sơ chế cafe thóc
Cafe thóc là khâu trung gian trong chế biến caphe nhân. Trái cà phê chín được đưa vào máy xát để tách lớp vỏ bên ngoài. Chỉ còn lại lớp vỏ thóc. Lúc này, cafe thóc mới được đem đi phơi nắng hoặc sấy khô.Cafe thóc khô được đưa qua máy xát vỏ. Và sàng, sẽ ra các loại caphe nhân sàng 16, 18 và nhỏ hơn 16.
Bảo quản cafe thóc
Những yếu tố chính tác động tới chất lượng cafe thóc là độ ẩm, nhiệt độ. Vì thế, việc tiến hành các kỹ thuật bảo quản cà phê thóc là rất quan trọng.Theo tập quán canh tác trước kia, cafe được phơi nguyên trái chín cho khô. Sau đó mới xay xát ra thành cafe nhân. Đây còn gọi là sơ chế khô. Tuy phương pháp này đơn giản, dễ làm. Nhưng thời gian phơi trái cafe tới khô lên đến gần 1 tháng. nếu không có nắng liên tục. Và phụ thuộc vào thời tiết.
Với cách sơ chế như trình bày ở trên. Do đã loại bỏ lớp vỏ ngoài nên thời gian phơi cafe thóc giảm đi rất nhiều. Chỉ khoảng 3 ngày đến nửa tháng, tùy vào thời tiết. Cách này cũng giúp tăng chất lượng cho cafe nhân.
Các phương thức bảo quản
Một trong những cách thường áp dụng để bảo quản cà phê thóc là bảo quản ở trạng thái khô. Bằng cách phơi nắng. Hoặc sử dụng máy sấy khô chuyên dụng. Cùng các kỹ thuật chuyên môn bắt buộc phải có.Bảo quản ở trạng thái thoáng gió. Quạt không khí khô và mát vào khối hạt cafe nhiều lần để giảm nhiệt độ và độ ẩm của khối hạt.
Bảo quản kín. Bằng các kỹ thuật chuyên môn, làm giảm khí ôxy đến mức gần như không còn. Giúp tiêu diệt được hoàn toàn các vi sinh vật hiếu khí hay bọ, trùng...
0 nhận xét: